7/26/2022 9:04:17 AM

 

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tháng 12/2012 trường Cao đẳng nghề Lào Cai được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp nghề tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 1905/QĐ-LĐTBXH, ngày 27/12/2012 của Bộ Lao động TBXH. Ngày 24/5/2017 Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Quyết định số 761/QĐ-LĐTBXH đổi tên trường Cao đẳng nghề Lào Cai thành trường Cao đẳng Lào Cai.

Ngày 01/11/2018 Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Quyết định số 1522/QĐ-LĐTBXH sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung học Y tế vào trường Cao đẳng Lào Cai. Đến tháng 3/2019, trường được sáp nhập thêm Trung tâm Đào tạo Hán ngữ trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai (Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 01/03/2019 của UBND tỉnh Lào Cai); Trung tâm Thực nghiệm và biểu diễn, thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 08/03/2019 của UBND tỉnh Lào Cai). Ngoài ra, Nhà trường còn tiếp nhận 18 cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (sau khi trường Cao đẳng Sư phạm sáp nhập với phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai).

Hiện nay, trường Cao đẳng Lào Cai là trường Cao đẳng duy nhất của tỉnh Lào Cai, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng, cho khu vực miền núi phía Bắc và của cả nước

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Thực hiện Quyết định 3795/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, trường Cao đẳng Lào Cai có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

2.1. Vị trí, chức năng

Trường Cao đẳng Lào Cai là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên theo quy định của pháp luật, hợp tác với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước trong giáo dục nghề nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Trường Cao đẳng Lào Cai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐTB&XH.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

2.2.1. Nhiệm vụ

  • a) Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên theo quy định;
  • b) Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Tuyển dụng, quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh;

  1. e) Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  2. g) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;
  3. h) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật;
  4. i) Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường và theo quy định của UBND tỉnh; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống theo quy định;
  5. k) Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học;
  6. l) Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động;
  7. m) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của trường theo quy định của pháp luật;
  8. n) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Quyền hạn

  1. a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường;
  2. b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển nhà trường và theo quy định của UBND tỉnh;
  3. c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng theo quy định;
  4. d) Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;

  1. e) Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc trường;

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

3.1. Tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường hiện nay gồm:

  1. 1. Hội đồng trường gồm 15 thành viên: Chủ tịch, thư ký, các thành viên (theo định số: 1229/QĐ-UBND ngày 06/5/2019).
  2. 2. Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng, sáu Phó Hiệu trưởng
  3. 3. Các phòng chức năng: 05 phòng (Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch tài chính - Thiết bị, Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo).
  4. 4. Các khoa chuyên môn: 07 khoa (Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí- Động lực, Khoa Nông lâm – Xây dựng, Khoa Khoa học cơ bản – Pháp lý – Hành chính, Khoa Kinh tế – Du lịch, Khoa Y – Dược, Khoa Văn hóa – Nghệ thuật)
  5. 5. Các trung tâm, đơn vị trực thuộc: gồm sáu trung tâm (Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Trung tâm Tuyển sinh và liên kết hợp tác; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học; Trung tâm Đào tạo Hán ngữ; Trung tâm Thực nghiệm – Biểu diễn và Phòng khám bác sĩ gia đình).
  6. 6.Tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: 

- Tổ chức đảng: Đảng bộ Trường Cao đẳng Lào Cai gồm 7 chi bộ, với 167 đảng viên của 18 đơn vị trực thuộc nhà trường.

- Các tổ chức Đoàn thể: Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh.

3.2. Số lượng người làm việc

Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên hiện tại của Nhà trường: 341 người, trong đó biên chế 288 người, hợp đồng 53 người, trong đó: Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 64 người (Ban giám hiệu: 07 người, lãnh đạo trưởng, phó các phòng 23 người, lãnh đạo các khoa: 22 người; lãnh đạo các trung tâm: 12 người); 

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG

1.Quan điểm phát triển

- Xây dựng, phát triển Trường Cao đẳng Lào Cai hướng tới mục tiêu vì sự phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, của vùng Tây Bắc và của cả nước; 

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để trở thành trường cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu thị trường lao động;

- Kết hợp đào tạo với cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật… đáp ứng nhu cầu xã hội; 

- Ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực;

- Phát huy tiềm năng, lợi thế, tận dụng các cơ hội của thời đại hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước, quốc tế để phát triển.

2. Mục tiêu xây dựng 

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà trường, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tốt việc đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy - học; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ có uy tín trong tỉnh và vùng Tây Bắc. 

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

(1) Số nghề đào tạo: 24 nghề trình độ cao đẳng, 27 nghề trình độ trung cấp, 30 nghề trình độ sơ cấp trở lên. 

(2) Đào tạo từ 08-10 nghề chất lượng cao (1-2 nghề đạt cấp độ Quốc tế, 2-3 nghề cấp độ Khu vực ASEAN, 5-6 nghề cấp độ quốc gia);

(3) Quy mô đào tạo từ 4.500 - 7.300 HSSV/năm ở các cấp trình độ đào tạo;

(4) Tất cả các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, được số hóa;

(5) 100% các môn học/ mô-đun của các chương trình đào tạo được biên soạn giáo trình dạy nghề;

(6) HSSV tốt nghiệp đạt tỷ lệ 90% trở lên, trong đó loại khá giỏi từ 30% trở lên;

(7) 80% HSSV trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp có việc làm (các nghề chất lượng cao ít nhất 90%);

(8) 100% cán bộ quản lý, giảng viên đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao; trong đó 70% có trình độ thạc sĩ trở lên;

(9) Mỗi năm thực hiện từ 02 đề tài, sáng kiến cấp tỉnh trở lên; hàng năm 15% số CBGV có sáng kiến cấp cơ sở;

(10) Tự chủ 100% chi thường xuyên và 30% chi đầu tư.

  1. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Với những đóng góp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, Trường Cao đẳng Lào Cai đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng 3 năm 2007; Huân chương Lao động hạng 2 năm 2012; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2017; Huân chương Lao động hạng nhất năm 2018.